Bình luận Cách Mạng Giầy
Submitted by Saigon890am on Fri, 11/02/2018 - 11:06.
Printer-friendly versionBình luận
Cách Mạng Giầy
Trong khi bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó bí thư thành ủy, kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố Sài Gòn, đang thơn thớt nói cười ra vẻ “lắng nghe ý kiến dân” trong cái gọi là “quy hoạch Thủ Thiêm”, thì một chiếc giày của một người dân- không còn đủ kiên nhẫn nghe lời xin lỗi của đám cầm quyền cướp đất này nữa- đã ném rất mạnh một chiếc giày, chỉ xém một chút là đúng ngay giữa gương mặt của bà ta.
Chủ nhân chiếc giày là cô Nguyễn Thị Thùy Dương 28 tuổi, cư ngụ tại quận 2, Sài Gòn, đã phang thẳng chiếc giày về phía đoàn đại biểu Quốc hội , dưới sự chủ tọa của bí thư thành phố Sài gòn, Nguyễn Thiện Nhân. Ngưòi mà mới đây đã tuyên bố dự án xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm không tốn tiền của dân mà do tiền bán đất từ trước. Câu hỏi được đặt ra đất của ai mà nhà nước Cộng Sảnh bán? Đó chính là đất của những người dân khốn khổ đã biểu tình, đã tự tử, đã đấm ngực khóc than đã 20 năm qua, mà nhà cầm quyền lì lợm chỉ đưa ra lời giải thích tráo trở và xin lỗi suông nên mới bị dân ném giầy vào mặt. Cô Nguyễn Thị Thùy Dương đã bị công an áp ra khỏi phòng họp, phải đóng tiền phạt 750.000 đồng vì tội “ném đồ vật vào người khác”. Cô nói “khi tôi phạm lỗi thì xin lỗi, hối lỗi và khắc phục hậu quả của người bị tổn hại”. Cô nói ““Cả nhà nuôi giấu cách mạng, nhưng cả nhà lại bị mất đất trong uất ức”.
Việc những người đàn bà giúp cái gọi là “cách mạng” của bộ đội Cộng Sản nằm vùng-, để họ chiếm đoạt được miền Nam- được đảng khua chiêng, gõ trống ầm ĩ, gọi là ghi ơn công trạng bằng cách dựng một tượng đài vĩ đại, diện tích 15 ha và tốn khoảng 411 tỷ đồng ở núi Cấm, xã Tam Phú, biểu tượng cho gần 50 ngàn bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng của cả nước. Tượng này được lấy mẫu của bà Nguyễn Thị Thứ quê Điện Bàn, Quảng Nam. Bà ta có 11 người con và cháu là liệt sĩ.
Những bà được tên gọi Mẹ Anh Hùng, trong khi được sống ấm no hưởng ơn mưa móc của chế độ nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa, họ lại đâm sau lưng chiến sĩ, làm công việc giao liên, chỉ điểm, giúp cho Việt Cộng miền Bắc đánh phá làng xóm, giết lính Việt Nam Cộng Hòa miền Nam. Việc này đã được nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn khen tặng rõ ràng trong bài hát “Huyền Thoại Mẹ”: “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại. Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa. Che đàn con nằm ngủ. Canh từng bước chân thù. Mẹ ngồi dưới cơn mưa. Mẹ lội qua con suối, Dưới mưa bom không ngại. Mẹ nhẹ nhàng đưa lối, Tiễn con qua núi đồi. …Mẹ về đứng dưới mưa, Che tứng căn nhà nhỏ. Xóa sạch vết con về…”.
Điều mỉa mai là các “bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” được suy tôn, nay cũng đói khổ nghèo nàn, chỉ mong có tiền mua cơm gạo hơn là nhìn ngắm tượng vinh danh các bà. Có nhiều bà than không biết bao giờ mới thấy xác đứa con liệt sĩ của mình. Trong khi đó, vô số các bà này bị nhà cầm quyền phản bội, đoạt mất nhà, mất cửa chỉ có nước mang bằng khen bỏ vô lò để sưởi ấm vài giây, trong khi lang thang trên các ngã đường để biểu tình khiếu kiện năm này hết năm khác vẫn không có kết quả.
Câu chuyện một “Mẹ Cách Mạng” nổi tiếng đã bị đảng Cộng Sản phản bội đem ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long. Bà ta là người từng đóng góp vàng bạc, gạo, nuôi dưỡng cả sư đoàn bộ đội, nuôi dưỡng tất cả Ban Thường Vụ nay là Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v...v..; Khi Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu vào năm 1953, bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra đấu tố. Hồ Chí Minh đã viết bài Đia Chủ Ác Ghê kể tội bà. Sau đó Hồ Chí Minh đã quẹt vài giọt nước mắt cá sấu năm 1956
Những giọt nước mắt cá sấu của những tên cán bộ Cộng Sản nay vẫn tiếp tục như cái gọi là xin lỗi của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, người đã nói: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc”, cùng ý với tên cựu tổng bí thư Nguyễn Văn Linh “dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng”. Châm ngôn của chúng là “Còn Đảng Còn Mình”. Nguyên tắc của chúng là củng cố đảng, củng cố quyền lực và túi tiền của chúng- người dân đừng mong gì có sự đền bù khi bị cướp sạch tất cả mọi thứ từ tinh thần tới vật chất gì từ chúng cả, chỉ trừ khi chúng bị đập tan.
Người dân Việt Nam nếu muốn đập tan chúng -trong đó có những thành phần lúc trước “ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản”- nay đã sáng mắt rồi, còn chờ gì mà không làm một cuộc cách mạng giầy- bằng cách cùng nhau ném hàng triệu chiếc giày dơ vào bộ mặt làm điếm nhục tổ tiên có tên đảng Cộng Sản Việt Nam!
Thu Nga
n/a
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version