Bình luận: Cứ Làm và Cứ Nói
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 12/09/2022 - 12:22.
Printer-friendly versionĐầu tháng 12, Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức buổi điều trần về các thách thức và ảnh
hưởng của Trung Cộng về vấn đề sông Mekong, nơi mà các quốc gia hạ nguồn
như Việt Nam, Campuchia chịu ảnh hưởng tai hại nghiêm trọng. Họ cũng quan
tâm vé âm mưu của Bắc Kinh biến vùng này thành một Biển Đông thứ hai.
Mở đầu buổi điều trần, ông Ami Bera, Chủ tịch tiểu ban Châu Á, Thái Bình Dương,
Trung Á nói ““Việc quản lý các con đập của Bắc Kinh rõ ràng đã gây ra những thay
đổi nghiêm trọng về mực nước ở hạ lưu. Ví dụ, vào năm 2019, các con đập của
Trung Cộng đã hạn chế đáng kể lượng nước chảy vào các quốc gia hạ lưu sông
Mekong, dẫn đến hạn hán mặc dù lượng mưa và tuyết tan trên mức trung bình”.
Mekong, là con sông dài thứ 12 nhất thế giới, nhưng với một nửa chiều dài của nó
là ở Trung Cộng, trong khi nửa còn lại đi qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam. Theo lời của ông Eyler, tác giả của thiên phóng sự “những ngày cuối
cùng của dòng Mekong hùng vĩ”,được xuất bản bằng tiếng Việt năm 2020, phát
biểu rằng việc nước xả đột ngột từ các đập của Trung Quốc đã gây ra lũ quét, còn
khi họ trữ nước thì gây hạn hán trầm trọng ở hạ lưu.
Ông Greg Poling, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phân tích các ảnh hưởng của Trung Cộng tại
Campuchia. Ông đề cập đến “dấu chân quân sự trong tương lai” của Trung Cộng ở
Campuchia, trước mắt là tại Căn cứ Hải quân Ream, cũng như đường băng mà
một công ty Trung Cộng đang xây dựng ở sân bay quốc tế Dara Sakor.
Ôngcũng nhận định rằng nếu như ở Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Cộng đã thay
đổi hoàn toàn tình trạng quân sự trong khu vực, thì tại căn cứ Ream sẽ là một sự
bổ sung hơn là một sự thay đổi đáng kể đối với chính sách mở rộng mạng lưới sức
mạnh hiện có của Trung Cộng.
ông Patrick Cronin, Giám đốc An ninh Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện
Hudson, Nhận định về quan hệ thân mật Việt Nam và Trung Cộng trong thời gian
qua, ông Cronin nói: “Không quốc gia nào nhận thức rõ tình trạng khó khăn này
hơn Việt Nam, quốc gia cân bằng chặt chẽ quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế với
Trung Công.
Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam, hay còn được biết dưới tên vùng
Châu thổ Đồng Nai – Cửu Long là nơI có sông Tiền và sông Hậu, là một vùng đất
mênh mông sông nước, kênh rạch chằng chịt. Hơn 700 km bờ biển, khoảng
28.000 km sông ngòi , hàng ngàn kilomét kinh đào với hàng trăm cù lao xanh bồng
bềnh trên sông nước cùng chín cửa sông như chín miệng con rồng. Bông lúa tràn
ngập đầy đồng, hải sản cá tôm ăn không hết.
Nhưng Trung Cộng đã xây quá nhiều đập chứa nước, Việt Nam ở cuối nguồn sông
Mekong, nên bị thiếu nước một cách trầm trọng, còn trơ gốc ra và ngăn cản sự di
chuyển của các loài cá xuống hạ lưu. Nông dân không còn đất canh tác, ngư dân
không còn tôm cá để câu.
Các nhà nghiên cứu đã nói “đã dến lúc Việt Nam phải cứu Đồng bằng Sông Cửu
Long, kiện Trung Cộng và Lào ra toà án trọng tài quốc tế về vi phạm tội ác với
nhân loại, hủy hoại môi trường sống của các cư dân ở khu vực này-gần 20 triệu
dân bị ảnh hưởng, hàng triệu người đã bỏ làng xóm đồng bằng sông Cửu Long ra
đi tìm đất sống.
Trung Cộng thường cho rằng Mekong dòng sông riêng của họ, và họ có thể làm
bất kỳ điều gì họ muốn”. Việt Nam nhiều lần cầu cứu xả thủy điện, tuy nhi ên, chỉ
cần Trung Cộng chơi khăm cho xả nước lênh láng thì theo các nhà nghiên cứu, sẽ
xóa sổ đồng bằng song Cửu Long; hoặc nước ngọt từ Tàu được xả ra thì các quốc
gia ở gần vùng thượng nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia đã lấy gần hết, khi tới
đồng bằng song Cừu Long Việt Nam thì cũng chẳng còn bao nhiêu
Rõ ràng việc này cũng nằm trong kịch bản của công thức “Trung Cộng muốn làm gì
thì làm, còn Việt Nam muốn nói gì thì nói”. Hoa Kỳ đang quan tâm âm mưu của
Bắc Kinh biến vùng này thành một Biển Đông thứ hai, trong khi Việt Nam vẫn nhỏ
nhẹ xin xỏ đàn anh xả cho tí nước, thì làm gì có chuyện Việt Cộng đi kiện Tàu
Cộng!
Thu Nga

»
- Login to post comments
Printer-friendly version