Bình Luận: Báo Hiệu Mùa Xuân
Submitted by SaiGon1600AM on Fri, 01/01/2016 - 11:43.
Printer-friendly version
Đã từ lâu đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã để cho Trung Cộng tràn ngập khắp cõi Việt Nam, nào là để họ chiếm biển, đảo, trên cao nguyên thì để khai thác tài tài nguyên, ở đồng bằng thì người Tàu bành trướng làm ăn từ trên phố, tới các vịnh, song, hồ- Đâu đâu người Tàu cũng được khai thác lợi lộc, tang cường ảnh hưởng tối đa qua những kẻ môi giới-mà môi giới được bao che bởi những kẻ có thế lực của nhà cầm quyền.
Không những Trung Cộng được cơ hội phá nát nền kinh tế Việt Nam mà điều quan trọng hơn hết là Trung Cộng “núp bóng” dưới việc nuôi cá tại những vịnh có vị trí rất quan trọng đối với Quốc Phòng Việt Nam.
Các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm hùm của người Tàu nằm cạnh cảng Cam Ranh. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Khi bị người dân chất vấn, ông đội phó quản lý trả lời “họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”. Nhà chức trách Đà Nẵng đỗ lỗi “tình trạng nhiều người Tàu nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch, sau đó ở lại địa phương làm việc”. Báo chí trong nước đã báo động về khả năng “bị tê liệt” về phòng thủ của sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng- vì nhiều nhà cao tầng bị nghi “thuộc quyền sở hữu của người Trung Cộng”. Chính thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 tuyên bố "Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”. Mới đây, nhà nước đã thừa nhận có 71 người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên khu vực thành phố cho người Trung Cộng nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5.
Còn trong thành phố, người Tàu bành trướng khí thế như vào chỗ không người. Ngay như làng mộc truyền thống tram năm của Bắc Ninh cũng đang dần bị biến thành “khu phố tiếng Tàu”. Đi dọc con đường làng vào thôn Bắc Ninh ở những xưởng sản xuất gỗ, nhà hang, các công ty khác chỉ thấy toàn biển hiệu tiếng Tàu. Những người bán hang cho biết khách toàn là người Tàu mua nhũng loại gỗ quý như trắc, gụ, hương, mun giá rất cao nên họ phải đi học tiếng Tàu để giao dịch” và rằng “Sản phẩm làm ra chủ yếu xuất đi Trung Cộng nên không cần chữ Việt”
Do sự nhu nhược đó, mà nhiều khu phố, cửa hang Tàu đã ngang nhiên cấm cửa người Việt và chỉ tiếp khách hàng Tàu. Như showroon H.A Cao su Thiên nhiên đã cấm tuyệt đối người Việt vào xem hay mua hàng, thậm chí chỉ cần đứng bên ngoài cũng bị các người giữ an ninh yêu cầu đi chỗ khác.
Điều này cho thấy những tên lãnh đạo của chế độ Cộng Sản quá yếu kém, ngu muội- Tứ bề bị bao vây bởi Trung Cộng, thế mà mới đây chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nói về tình trạng Việt – Trung là "kiểm soát tốt tình hình" và "nhìn nhận lợi ích chung" trong chuyến thăm Trung Cộng trong tháng 12 năm nay. Ông ta lại còn tặng quà lưu niệm khi thăm tỉnh Hồ Nam, quê của Mao Trạch Đông.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam co đầu rút cổ trước kẻ thù truyền kiếp của những tên lãnh đạo, ngoài tên Hùng còn có Dũng, Sang, Trọng và tên đại tướng Phùng Quang Thanh, cả đám đều tuyên bố xem Trung Cộng luôn luôn là láng giềng tốt, hay như trong gia đình.
Chẳng bù với Philippines, các cuộc xuống đường chống Trung Cộng được sự hậu thuẫn khen ngợi của chính quyền, mới đây có khoảng 50 người Philippines, đa số là sinh viên, ra đảo Pagasa, thuộc quần Trường Sa, để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại đó- do một cựu tư lệnh hải quân dẫn đầu. Họ gọi đây là cuộc hành trình "yêu nước. Phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho hay chính phủ công nhận tinh thần yêu nước của những người trẻ biểu tình và sẽ hỗ trợ họ khi cần. Trong khi ở Việt Nam những buổi biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng thường nhanh chóng bị đập tan bằng võ lực, những người yêu nước bị nhà cầm quyền bỏ vào tù.
Tuy nhiên những người yêu nước chính là những cánh én dũng cảm. Một vài con én không tạo được mùa xuân, nhưng là dấu hiệu báo mùa xuân đang đến. Đảng Cộng Sản đang lội ngược dòng lịch sử, chúng sẽ bị tiêu diệt trong một mùa Xuân rất gần.
Thu Nga
»
- Login to post comments
- Printer-friendly version