Bình Luận

Bình Luận: Ăn Gì? - Ngày 08/11/2019


5:46 minutes (5.28 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình Luận: Chỉ Một Kết Cuộc - Ngày 01/11/2019


4:53 minutes (4.48 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình Luận: Thần Thông Biến Hóa - Ngày 25/10/2019


5:44 minutes (5.25 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình Luận: Có Môn Bài - Ngày 18/10/2019


5:18 minutes (4.86 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình Luận: ĂN LUÔN LÀ PHẢI - Ngày 11/10/2019


5:00 minutes (4.58 MB)n/a

Bình Luận: Camera và Nỗi Sợ Hãi - Ngày 04/10/2019


5:41 minutes (5.21 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình Luận: NGU LẠ - Ngày 20/09/2019


5:01 minutes (4.6 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình luận: Trăng và Bãi Rác

Tin và hình ảnh của những người nghèo đổi rác nhựa lấy gạo để ăn ở Bayanan, Philippines làm người ta xúc động. Đây cũng là mục đích của chính phủ nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm vì có quá nhiều bãi rác ở nước này. Và đó cũng là tình trạng của những nước nghèo đói, trong đó có Việt Nam.
Mỗi ngày Việt Nam thải ra kho ảng 120.000 tấn. Hiện Việt Nam có khoảng 660 bãi chôn lấp rác thải có diện tích trên 1ha. Nhiều bãi rác cao như núi. Cách đây không lâu là bãi rác khổng lồ với hàng ngàn tấn vật phế thải ở Cam Ly, Đà Lạt đã bị đổ ập xuống vườn của dân chúng. Vụ sạt lở núi rác này chỉ là một trong vô số các hậu quả của tai nạn rác chưa có cách giải quyết ở Việt Nam. Không những thế, Việt Nam đang trở thành bãi rác thải công nghệ của thế giới.
Nhiều nước giàu trên thế giới chuyển rác sang các nước nghèo để tái chế biến. Rác trở thành một nguồn thu nhập giá trị. Tuy nhiên có nhiều loại rác không thể tái chế biến được, thì được đem đốt hoặc chôn, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Rác nhận càng nhiều thì chất độc thải càng cao. Nhiều nước đã quyết định xuât cảng rác ngược lại. Những số rác khổng lồ, thay vì trở về nơi sản xuất, lại bị xuất sang các nước thứ ba khác, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên những núi rác khổng lồ lại là nơi nuôi sống dân nghèo Việt Nam với nghề móc rác. Dân lượm rác nói “hễ cái gì mà các vựa phế liệu mua là họ lượm mang về bán” và cho rằng rác của những người giàu cũng giúp cho dân nghèo sống”.
Các tỉnh, thành phố ở miền Tây, khi chiều tối người ta là mang bọc rác ra để dưới lề đường trước nhà. Người móc rác kiếm ăn, phần đông đi xe đạp, treo bao ni lông trước tay cầm, người nọ tiếp nối người kia, già có, trẻ có, con nít có bới móc rác. Sau đó, họ tìm đến một con sông, suối, ao hồ nào đó, rửa bọc ni lông, rồi phơi khô, sau đó mới mang đến những tiệm thu mua phế liệu để bán.  
Trước đây, có bài viết có tiêu đề “Hy vọng cho trẻ em trên các bãi rác ở Việt Nam”, của phóng viên Natalie Allen đã làm người xúc động, ông thuật lại cảnh nghèo khó, những mối đe dọa và cả niềm hi vọng của những đứa trẻ sống tại bãi rác Rạch Giá, miền Nam Việt Nam. Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Mỗi lần có những chiếc xe chở rác tới đổ xuống và chạy đi, thì hàng chục người bu lại. Họ đã quen với sự bẩn thỉu, với mùi hôi thúi, với môi trường độc hại. Nhiều người còn cắm lều, làm việc luôn ngay bên cạnh bãi rác. Tệ hại hơn nữa, chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến con nít nhà nghèo thành trộm cướp, ma túy, hay trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người. Đã có lúc những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá có khi chỉ 100 Mỹ kim. Giấc mơ lớn của con nít là no bụng hàng ngày.
Con nít, trẻ thơ là mầm non đất nước, mà những giấc mơ của những mầm non này, bây giờ chỉ là chén cơm, manh áo, Đâu còn mơ Tết Nhi Đồng, hay Tết Trung Thu. Năm nay trăng tròn mùa trung thu rất đặc biệt, ngày 14 tháng 9, 2019, nhằm ngày 16 âm lịch, sẽ nằm ở vị trí đối nghịch với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.
Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Ngô (Bắp) bởi đây là thời điểm thu hoạch bắp. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Mùa Gặt.
Không biết mùa trăng năm nay, ở Việt Nam, dưới chế độ Cộng Sản, người nghèo đã thu hoạch được bao nhiêu rác rưởi. Con nít đã mất rồi mùa Tết Nhi Đồng với vầng trăng cổ tích, có Chú Cuội, Chị Hằng, với cây đa, mứt bánh và đèn kéo quân kể từ sau năm 1975
Thu Nga

Bình Luận: Bám Bờ An Toàn - Ngày 06/09/2019


5:19 minutes (4.88 MB)Thực hiện: Thu Nga

Bình luận: Không Cao Hơn Nồi Cơm

Trong khi cả thế giới đều hướng về những cuộc biểu tình vĩ đại cả triệu người ở Hồng Kông đòi dân chủ và chống lại dự luật dẫn độ tội phạm qua đại lục xử, với sự ngưỡng mộ, thán phục thì báo chí Trung Cộng và Việt Cộng lại loan tin Hồng Kông biểu tình rung động vì biểu tình phản đối Mỹ can thiệp vào nội bộ Hồng Kông,  
Biết rằng Cộng Sản là nói dối, nhưng đây là sự nói dối quá bỉ ổi, trắng trợn. Để phụ họa, một thầy giáo tên Nguyễn Khắc Ngọc,  đã đăng một bài viết, có ngụ ý chế giễu các cuộc biểu tình ở Hồng Kong, rằng “các thanh nhiên Hồng Kông đang tự phá hủy nồi cơm của chính mình, dưới sự kích động từ bên ngoài”. Lời bình phẩm này đã làm cho người ta phẫn nộ! Lại một nhà giáo ma-de-in Việt Nam nên kiến thức không qua nổi một nồi cơm!
Cộng Sản thật sự đã thành công trong chính sách “Ngu Dân”, vì thầy cô giáo, có kiến thức không qua một nồi cơm- có quá nhiều ở Việt Nam, như chuyện bài luận văn “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” trở thành món cháo của Hà Nội, thì nghi vấn được dân đặt ra, là cô giáo và các bộ liên quan tới việc bổ nhiệm giáo chức là có  “vấn đề về kiến thức”
Trách nhiệm đó là của bộ Giáo Dục -mà bộ trưởng giáo dục là ông Phùng Xuân Nhạ.ngoài việc  có vấn đề kiến thức, ông còn có biệt danh “Tư Lệnh Nói Ngọng”. Trong đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại phần trả lời của ông, khi bị đại biểu quốc hội chất vấn về vụ 24 cô giáo bị cán bộ đưa đi “tiếp khách”- ông Nhạ nói:“Cán bộ địa phương cũng nà vì vui vẻ thôi, nhưng đôi khi nàm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo. Cho nên đây nà một hoạt động rất nà đáng tiếc…”.
Khi ra trước Quốc Hội bàn về ngành giáo dục, thay vì đưa ra những cải cách giúp nâng cao ngành này, thì ông mang vấn đề tên gọi là “học phí”, hay “học giá” ra bàn thảo. Một bộ trưởng giáo dục như thế thì đào tạo ra hai tiến sĩ ngu ngữ Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại thì không có gì lạ!”. Khi bị phản đối, Hồ Ngọc Đại tuyên bố “Phụ huynh không được can thiệp vào việc học của con” và rằng “Giáo dục hiện đại không noi gương ai cả”.
Cái gọi là “nền giáo dục hiện đại không noi gương ai cả”, đúng là nền giáo dục rừng, trong một xã hội rừng, nên đã đào tạo ra không biết bao nhiêu cô thầy giáo mù chữ! Cô thầy giáo kiểu sợ nồi cơm bể mà không sợ Quốc Gia bể, là sự khác biệt giữa nền giáo dục căn bản của các nước trong thế giới tự do, với” nền giáo dục không noi gương ai cả” của Cộng Sản. Học sinh, sinh viên, đủ các thành phần xã hội ở Hồng Kông được dạy dỗ và lớn lên được hưởng tư tưởng dân chủ, được giáo dục bởi một xã hội dân chủ-Họ ý thức được rằng không có dân chủ thì con người sẽ mất hết mọi giá trị căn bản của một con người.
Những cánh hoa dù đủ màu sắc nở rộ là hình ảnh đẹp và dũng cảm của tuổi trẻ Hồng Kông, khi cả hàng triệu triệu người đứng lên biểu tình. Nổi bật nhất, là bắt đầu từ năm 2014 là hình ảnh sáng ngời của một trong những thủ lãnh của Phong Trào Dù Vàng 2014,  JOSHUA WONG, lúc ấy chỉ mới 17 tuổi, tranh đấu đòi dân chủ; Joshua Wong đã gởi lời nhắn cho bạn bè khi anh bị cảnh sát lôi đi: “Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn”. Năm nay anh đã được 22 tuổi, vừa ở tù ra đã gia nhập đoàn biểu tình đòi thủ tướng do Trung Cộng giựt dây từ chức, nói thẳng vào mặt Bắc Kinh là dân Hong Kong không muốn trở thành Tàu Cộng. Mới đây, hôm 19/6 anh nói, anh hy vọng “sự quyết tâm” của nhân dân thành phố nơi anh sinh sống sẽ “truyền cảm hứng” cho người dân Việt Nam.
Những cuộc biểu tình vĩ đại ở Hồng Kông đã rung động con tim thế giới về lòng cản đảm, sự bền bỉ, nói lên được giá trị của sự dân chủ, là điều kiện ắt có và đủ của một chính thể, chứ không phải “do thế lực thù địch” giựt giây như luận điệu của Tàu Cộng và Việt Cộng.
Những người yêu nước, mặc kệ bị đàn áp một cách hung bạo như bị quăng lên xe và bị đạp lên mặt như súc vật họ vẫn chiến đấu kiên cường vì họ hiểu rằng “Tương lai của đất nước tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn”. Những người tuổi trẻ ở Hồng Kông, ở Việt Nam  không đánh đổi tự do, dân chủ chỉ vì một nồi cháo hay nồi cơm!
Thu Nga