Bình Luận

Bình Luận: Qua Phiên Tòa Xử Cù Huy Hà Vũ

Thưa quý thính giả,
Giữa lúc bị cuốn hút theo các diễn biến tình hình Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt là tình hình căng thẳng tại Libya và Côte d’Ivoire, dư luận quốc tế vẫn không thể rời khỏi một sự việc xảy ra tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 vừa qua.
Vào ngày này, chính quyền Hà Nội đã đưa một người bất đồng chính kiến ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Trên thực tế, người bị đưa ra xét xử là luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt lúc 2 giờ trưa ngày 4 tháng 11 năm 2010, và chỉ riêng việc Công An thông báo về tội trạng vào thời điểm đó đã là một cơn hoả mù. Người ta chưa quên là ngay sau khi bắt người tại một khách sạn ở Sài Gòn, Công An đã cung cấp cho báo chí các tài liệu hình ảnh và lời xác định người bị bắt “có hành vi dâm ô, trụy lạc” với bằng chứng là có mặt một phụ nữ ở trong phòng, khi Công An xuất hiện.

Thời Sự Buổi Trưa & Bình Luận , 04-06-2011 .


48.47 MBHuy Cường,Kim Thoa,Mộng Lan,Hoàng Tín .

Thời Sự Buổi Trưa & Bình Luận , 04-05-2011 .


49:23 minutes (22.61 MB)Huy Cường,Phạm Cơ,Mộng Lan,Hoàng Tín .

Bình Luận - Mar 31, 2011


7:33 minutes (6.92 MB)Uyên Thao biên soạn

Bình Luận: Libya Tiếp Tục Mù Tịt

Thưa quý thính giả,
Nhìn lại tuần qua, vấn đề Libya đã đạt một vài sự việc có vẻ khả quan đối với phe nổi dậy. Trước hết là các quốc gia đã đạt thoả thuận giành quyền chỉ huy chiến dịch thực hiện vùng cấm bay tại đây cho tổ chức NATO, cụ thể là đã giảm nhẹ mức độ phân tán trong hành động. Kế tục là Qatar, một quốc gia Trung Đông chính thức lên tiếng công nhận lực lượng nổi dậy là đại diện chính thức duy nhất của Libya. Như thế, ngoài Pháp đã có thêm một quốc gia trong vùng phủ định tính pháp lý của chính quyển Gadhafi và đặc biệt là tại hội nghị London ngày 29 tháng 3 vừa qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton cùng đại diện các quốc gia tham dự hội nghị đã chính thức hội kiến với nhân vật đại diện phe nổi dậy Libya để bày tỏ thái độ tán trợ yêu cầu thay đổi chính trị cho quốc gia này. Cũng tại hội nghị London, ngoại trưởng của 40 quốc gia tham dự đã hoàn tất việc thành lập một “nhóm công tác” gồm đại diện 20 quốc gia với nhiệm vụ phối hợp tìm một giải pháp chính trị cho Libya.

Thời Sự Buổi Trưa & Bình Luận , 03-30-2011 .


49:40 minutes (8.53 MB)Huy Cường,Kim Thoa,Trọng Nghĩa,Hoàng Tín .

Tin 5 h chiều , nhật báo truyền thanh - Bình Luận - Chiều thứ Hai - Mar 28 2011


55:29 minutes (9.53 MB)Quang Chuong , Ngoc Tan , Viet Hung

Thời Sự Buổi Trưa & Bình Luận , 03-29-2011 .


49:13 minutes (8.45 MB)Huy Cường,Phạm Cơ,Mộng Lan,Hoàng Tín .

Bình Luận - Mar 24, 2011


7:43 minutes (7.06 MB)Uyên Thao

Bình Luận: Lòng Dân & Trở Lực

Thưa quý thính giả,
Sau khi Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết số 1973 vào giữa tuần qua, tình hình vùng Trung Đông nói chung và Libya nói riêng đã bước vào một thời kỳ mới. Tác động trực tiếp và tức khắc của sự việc này là chắc chắn phe nổi dậy tại Libya sẽ được bảo đảm tồn tại bất kể sức mạnh quân sự và mọi ý đồ tàn bạo của nhà độc tài Gadhafi. Nhưng vấn đề quan trọng là sau đó tình hình sẽ diễn tiến tới đâu?
Đây là câu hỏi đang làm nhức óc những người theo dõi thời sự và đang được trả lời theo nhiều cách dựa trên suy đoán về một số sự kiện thực tế diễn ra vào những ngày nối tiếp sự xuất hiện của không lực Anh-Pháp-Hoa Kỳ trên vùng trời Libya. 
Sự kiện đầu tiên được lưu ý là thái độ của Liên Đoàn Ả Rập qua tuyên bố chính thức của tổng thư ký tổ chức này là Moussa. Theo Moussa, các cuộc tấn công bằng không lực của Anh-Pháp-Hoa Kỳ đã vượt khỏi quy định ban hành vùng cấm bay của Liên Hiệp Quốc mà Liên đoàn Ả Rập ủng hộ là “chỉ nhắm bảo vệ thường dân chứ không phải dội bom lên đầu họ.” Trên thực tế, mọi cuộc oanh tạc hoặc không kích chắc chắn đều nhắm các mục tiêu quân sự nên lời tuyên bố nặng tính kích động và cố ý diễn tả sai thực tế của nhân vật cầm đầu Liên Đoàn Ả Rập đã được kể là có một dụng ý nào đó.