Bình Luận

Bình luận: Còn Đảng Còn Mình 12/30/2016

Bình luận

Còn Đảng Còn Mình

Bấy lâu nay trước tình hình lũ lụt bi đát toàn nước, Nguyễn Phú Trọng trốn chui, trốn nhủi chỉ để thủ tướng ma-de in Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ấp a ấp úng “cờ lờ mờ vờ” với dân thôi, mặc dầu trốn nhưng vẫn sợ thế lực của dân chúng nổi lên đòi tự do, dân chủ, quyền làm người, thành phần mà ông gọi là “thế lực thù địch”, ông tuyên bố phải tang cường biện pháp để trừng trị những kẻ kích động chia rẽ, bôi nhọ hòng phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng..." Và ông ra lệnh “Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết 'còn Đảng, còn mình'."

 

Như mới đây nhất là việc Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/12 đã cùng đến thăm Trân Châu Cảng, tưởng niệm những người thiệt mạng tại Đài tưởng niệm USS Arizona- Đó là cuộc tấn công bất ngờ của hải quân và không quân của Nhật vào Trân Châu Cảng năm 1941.  Ông Abe gửi lời chia buồn tới linh hồn những người quá cố.  Ông chân thành cảm ơn Mỹ vì "đã khoan dung với Nhật Bản", ca ngợi sức mạnh của hòa giải.

Đây là chuyến đáp lễ cho việc tổng thống Obama đã đi tới thăm thành phố Hiro shima, một trong 2 nơi mà Mỹ đã thả xuống 2 trái bom nguyên tử tháng 5 năm 1945. Ông Obama đã nói ông đến đây để tuyên dương những người đã thiệt mạng trong vụ oanh tạc. Sự nhân bản, đạo đức, tình người đã thể hiện qua cử chỉ, lời nói và hành động của các vị nguyên thủ quốc gia cũng như dân chúng 2 nước. Họ không nhắc lại quá khứ lỗi phải của ai, cùng nhìn về phía trước xây dựng lại lòng tin của 2 quốc gia từng là thù địch.

Cũng vậy, trong cuộc nội chiến Nam bắc, người dân Mỹ 2 miền đã bỏ lại sau lưng nỗi đớn đau, mất mát, nồi da xáo thịt. Các liệt sĩ miền Nam thua trận được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington. Ở đây có ghi khắc bài thơ “Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ. Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc. Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu. Ở đây chỉ đơn giản và thuần túy nhiệm vụ.  Những người nằm ở đây đã hiểu rõ. là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh. đã liều thân và sau cùng đã chết.”

Trong khi đó Cộng Sản miền Bắc sau khi cưỡng chiếm miền nam, chúng không những trả thù người sống mà còn dập trù cả người chết.  Nghĩa trang Biên Hòa nơi nơi yên nghĩ của hàng chục ngàn binh sĩ miền Nam bị đào xới, san bang. Họ còn gọi hỗn xược là “mả ngụy”, “mả giặc” - Thế mà câu “hòa hợp hòa giải” vẫn ở trên chót lưỡi đầu môi của chúng.

Tổng thống Obama đã nói trong dịp ông và thủ tướng Nhật trao đổi chuyến viếng thăm những di tích đau thương của quá khứ nhắc nhở rằng ngay cả vết thương chiến tranh sâu nhất cũng có thể mở đường cho tình bạn và hòa bình vĩnh viễn”. 

Con đường cho tình bạn và hoà bình chỉ mở ra cho kẻ thật tâm mong muốn còn với Cộng Sản đã qua 41 năm rồi, Việt Cộng vẫn ra lệnh trả thù, thủ tiêu, khủng bố, đàn áp. Mới đây nhất công an và côn đồ đã tấn công đánh đập dã man nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Nguyễn Hồ Nhật Thành, gán cho anh này tội chống phá

Bình Luận: Tìm Kiếm Thiện Tâm


5:26 minutes (4.97 MB)n/a

Bình luận: Tìm Kiếm Thiện Tâm

Nước Đức trong những ngày cuối năm lại rúng động với vụ tài xế người tị nạn gốc Trung Đông đâm xe tải vào một ngôi chợ Giáng sinh đông đúc làm cho 12 người thiệt mạng. Hung thủ tên Anis Amri, 24 tuổi  là một di dân bất hợp pháp. Hắn đã dùng rất nhiều tên khác nhau và từng bị các cơ quan an ninh xác nhận là có liên hệ với một mạng lưới Hồi giáo.
Khủng bố là một thảm họa của âu châu đặc biệt ở Đức đã xảy ra quá nhiều vụ. Mặc dù không phải tất cả người di dân, nhập cư từ các nước Hồi Giáo là khủng bố, nhưng hầu hết các vụ khủng bố, bạo động là người nhập cư. Vào cuối năm 2015, có khoảng 1.500 người, hầu hế là dân tị nạn  và nhập cư, đã tập trung quanh khu vực nhà ga trung tâm Cologne để tấn công tình dục và cướp bóc. Sự việc này khiến dân chúng Đức bị sốc, đồng thời làm nổi lên mối lo ngại về những hậu quả tai hại của việc tiếp nhận người tị nạn một cách bừa bãi, ồ ạt.
Điều đó cho thấy lòng nhân ái của con người đã bị lợi dụng, lừa gạt, không khác gì trước kia chính sách chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Việt Cộng lợi dụng để cài điệp viên và khủng bố vào miền nam khá nhiều từ cơ quan đầu não của chính phủ cho tới cấp làng, xã.  Trong cuộc Tổng công kích năm Mậu Thân 1975, Việt Cộng đã được thành phần hồi chánh giả, nội gián tham gia tấn công trả thù giết hại hơn 5,000 người dân vô tội.  

Bình luận: Hề Thứ Thiệt

Với những cuộc khủng bố xảy ra khắp nơi trên thế giới và đặc biệt tại Mỹ nên Hoa Kỳ phải thắt chặt sự kiểm soát và có nhiều biện pháp ngăn chận. Như mùa Halloween vừa qua, nhiều trường học và những nơi công cộng đã cấm người ta mặc trang phục và mặt nạ các tên hề, sau có khi tin một kẻ được mệnh danh “tên hề giết người” đã lan tới trường học Vài tuần lễ tiếp theo các trường high schools và middle school khắp nước Mỹ đã nhận những lời đe dọa từ những người mặc các bộ quần áo và vẻ mặt hề dễ sợ.
Theo lời của các khu học chánh như ở Colorado hay Connecticut và vài nơi khác thì việc cấm này để bảo vệ an toàn cho học sinh. Những lời đe dọa và những gương mặt vẽ hề hung dữ

Bình luận: Hề Thứ Thiệt


4:55 minutes (4.5 MB)n/a

Bình luận: Như Bầy Thú Hoang


5:13 minutes (4.78 MB)n/a

Bình luận: Như Bầy Thú Hoang

Mùa Noel là mùa “cho đi” quý hơn là “nhận lại”. Một câu chuyện làm ơn không cần báo đáp của một người phụ nữ Đài Loan tên Trang Chu Ngọc Nữ đã làm đối với những người nghèo khổ và kém may mắn hơn bà đúng với câu “thương người như thể thương thân”.
Câu chuyện bắt đầu khi bà này mới 16 tuổi, bà kết hôn với một người đàn ông cùng quê rồi chuyển đến xứ khác sinh sống. Không lâu sau đó, chồng bà đi lính, để bà một mình nuôi đứa con thơ nơi thành phố xa lạ và rất túng thiếu. Và vào đúng giai đoạn khó khăn nhất, hai mẹ con bà đã được những người công nhân tốt bụng cưu mang, mặc dù những người công nhân lúc đó cũng không hơn gì bà mấy. Bà luôn luôn ghi nhớ ân nghĩa của họ.

Bình luận: Thuộc Hàng Ông Cố

Sau khi tin Fidel Castro qua đời được loan truyền đến Little Havana ở Miami, trung tâm của người tị nạn Cuba tại Hoa Kỳ, họ túa ra đường   mở sâm banh, khua đánh soong chảo để tỏ sự vui mừng về cái chết của một kẻ độc tài, tàn ác đã khiến họ phải lưu vong, gia đình ly tán. Họ reo hò: “Cuba Tự do!” .
Những người di cư từ Cuba gồm có những người thoát khỏi Cuba từ năm 1959 sau khi nhà độc tài Bastista bị Castro lật đổ và những người dân khác rời bỏ Cuba các thập niên sau. Có khoảng gần 300,000 người Cuba được rời khỏi nước bằng cầu không vận của Mỹ  từ 1965 đến 1973.. Trong đó có những trường hợp người Cuba đã liều chết chạy trốn trên những con tàu thô sơ bị chết đuối hay chết vì đói khát. Và cho tới những năm sau này, mặc dù Mỹ và Cuba đã bình thường hoá bang giao, dân Cuba vẫn tiếp tục trốn chạy chế độ Cộng Sản độc tài.

Bình Luận: Thuộc Hàng Ông Cố


5:30 minutes (5.05 MB)n/a

Bình luận: Ngộ Thiệt!


5:23 minutes (4.93 MB)n/a