Bình luận: Lại Được Giải Phóng

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionHà Nội mới tổ chức tưng bừng cái gọi là kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Và đó là sau ngày ký kết Hiệp Định Geneva tháng 7 năm 1954, Pháp rút quân ra khỏi Đông Dương- Ngày 10-10-1954 Văn nô Tố Hữu đã ca tụng “chín năm làm một Điên Biên”, và rằng “ “năm cửa ô đón chào đoàn quân trở về, trong tiếng quân ca”, “Trên đường ta về lại Thủ đô. Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ” Nhắc tới ngày 10 tháng 10 người ta không quên Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 ở thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm tròn 1000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam -đánh dấu vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội. Tổ chức sự kiện này đã có nhiều người lên tiếng :”Mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhà nước Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam đã hoang phí công quỹ để tổ chức quá xa hoa, nhưng lại làm cho nhiều người thất vọng và tức giận, nếu không muốn nói là cảm thấy nhục. Vì Khai mạc vào ngày 1/10 là ngày quốc Khánh Trung Cộng; chấm dứt ngày 10/10 là quốc khánh Đài Loan. Chưa hết nhà nước Việt Cộng còn cho chiếu cuốn phim “Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long” mà nội dung và hình thức thì mang đậm tính cách Tàu, từ y phục đến quang cảnh, đến độ Thiếu tướng Việt Cộng Nguyễn Trọng Vĩnh đã lên tiêng : “Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn Hoá-Thể Thao-Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp”. Điều quái đản là “Tại sao cái đảng cộng sản Việt Nam này tiêu hơn 4,5 tỷ đô la tiền thuế của dân vào cái chuyện gọi là mừng “Ngàn năm Thăng Long” bằng những dự án vô bổ mà cái nào cũng ngốn cả ngàn tỷ đồng mà thực chất lại hoàn toàn mang bản sắc Tàu Chệt ? Điển hình:như tượng Lý Công Uẩn đặt giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, nhìn ra tháp Rùa được xây dựng rất lộng lẫy, tuy nhiên cái mặt, tới y phục của vua Lý Thái Tổ lại giống một anh Chệt, chẳng có một nét nào của người Việt. Có người thấy giống Tào Tháo. Có người lại so sánh với tượng Tần Thủy Hoàng bên Tàu. Cũng cho là chưa hết xa hoa, nên nhà nước còn hoạch định sẽ bắn mây phòng thời tiết xấu. Chủ tịch Hà Nội đưa ra dựa trên một số ý kiến của các ngành chức năng, khi lo ngại Hà Nội có thể mưa lớn trong những ngày diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long. Chi phí cho việc "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn một tỷ USD. Thật ra nếu tổ chức Kỷ-niệm “1000 năm Thăng Long” cũng là việc làm phải, nếu mục đích là để đề-cao các truyền-thống cao đẹp của dân-tộc: truyền-thống chống ngoại-xâm, truyền-thống đem lòng từ-bi và vô úy của Phật-giáo ra mà dựng nước và giữ nước, chứ không phải là để chi hết tiền dân vào những thứ lố lăng, nhảm nhí , chỉ thấy toàn hình ảnh Tàu và Tàu Mỗi năm tới Ngày 10 tháng 10, Việt Nam Cộng Sản tổ chức ăn mừng ngày Giải Phóng Thủ Đô, là đuổi thực dân Pháp, cũng tỉ như hàng năm tới ngày 30 tháng 4 họ ăn mừng Giải Phóng Miền Nam, đánh cho Mỹ cút , nhưng chúng lại đem kẻ thù muôn kiếp Tàu Chệt lên ngôi cửu trùng. Đã 70 năm chúng giải phóng thủ đô Hà Nội, biến thủ đô ngàn năm văn vật 36 phố phường thành thủ đô ngàn năm dịch vật, gần 50 năm giải phóng Sài Gòn, biến hòn ngọc viễn động thành tên của xác chết hôi thối nằm tại Ba Đình. Văn nô Tố Hữu đã ca tụng “Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ”. Quả đúng là cả 2 miền được Bác Hồ Giải Phóng nên: “Tôi đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên nền Cờ Đỏ”
Thu Nga