Truyện Ngắn


Bình luận : Ngốn hết

Tin từ Việt Nam cho biết một hiệu trưởng một trường tiểu học người Thượng ở Lào Cai có thể bị mất chức và Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam đang điều tra sau khi hình ảnh các em nhỏ ở trường phải ăn bữa sáng nghèo nàn bị đưa lên truyền hình trong nước Sự việc xảy ra ở Trường phổ thông dân tộc tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Hình ảnh trong một phóng sự được phát trên đài truyến hình VTV24 của vào tối 16/12 cho thấy các em ăn cơm chan với canh, mà canh là hai gói mì ăn liền nấu loãng. Nhưng để đánh bóng chế độ, báo chí của đảng hay đăng tin là các cấp lãnh đạo thường đến thăm các trường dân tộc nội trú để ra vẻ là họ quan tâm của với chính sách an sinh xã hội dành cho các khu vực nghèo khổ. Cũng nhu một trong những khẩu hiệu dán đầy các trường học là “Không ai yêu thiếu nhi bằng bác Hồ”. Một câu chuyên được Đại tướng Việt Cộng Võ Nguyên Giáp đã viết trong cuốn sách: “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là “ làTháng 8-1945, Hồ Chí Minh và đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc, thì đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng cũng đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng ba bốn tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít teo, trần truồng, lấm lem, đi chân đất. Võ Nguyên Giáp viết “Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, nói với đại biểu là” Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc”. Võ Nguyên Giáp viết tiếp “Câu nói đó của Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người có mặt trong buổi họp và ai cũng thấy có trách nhiệm thiêng liêng chăm lo cho đời sống trẻ em được no cơm, ấm áo” Cho tới bây giờ mặc dầu những khẩu hiệu, những biểu ngữ vẫn giăng đầy các lớp học kể cả vùng cao nguyên, các dân tộc thiểu số như dân tộc H’Mong- lớp học chỉ là mái nhà tranh, vách lá, học trò không có một bộ áo quần lành lặn, có em chỉ bận áo không bận quần. Mùa đông giá lạnh mà chân không có một đôi giầy. Có em mang một đôi vớ lủng, thò những ngón chân tím ngắt ra ngoài nhưng vẫn phải nghe lải nhải lời của “cha già dân tộc” Để tôn vinh người tự phong “Cha Già Dân Tộc”, nhà nước Cộng Việt Nam đã cho xây tượng Hồ Chí Minh khắp nơi. Điểm đặc biệt là những địa phương nào nghèo nhất cũng chính là những nơi có tượng nhiều nhất. Khi nhìn cảnh những em bé không có quần bận, ngủ lăn lóc ngủ lóc ở bờ hè, góc phố người dân lại nhớ những câu ca dao xuất hiện sau năm 1975: “Có áo mà chẳng có quần. Lấy gì hạnh phúc hỡi dân Cụ Hồ”. Thế mà ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La nói "mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu". Việc Hồ Chí Minh thương Sơn La và dân tộc miền núi, cũng mỉa mai như như trước đây Tố Hữu cho là ông Hồ yêu miền Nam “…bác thường trăn trở, nhớ miền nam” vì “ Miền Nam thương nhớ Bác/ Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm” Mùa Noel n ăm nay những trẻ em bất hạnh khác ngày ngày phải dầm mưa dãi nắng kiếm sống trên các bãi rác, dưới song suối , trên vách đá cheo leo, hay trong các ổ mại dâm, trong các xưởng máy lao động xứ người…các em không có một ý thức nào về mùa Giáng Sinh đang đến. Cô bé bán diêm của tác giả Andersen ít ra trước khi chết trong giá tuyết cũng còn thấy qua ảo giác có ngỗng quay, bánh nướng, cây Noel, lò sưởi, những người thân…Còn những em bé Việt Nam nghèo trong nước bị ăn chận cả mì gói, không đủ dinh dưỡng, ước mơ một bữa cơm có thịt cũng không đạt được. Không có thống kê hay tin tức nào cho biết có bao nhiêu em bé Việt Nam đã chết đi trong lạnh lẽo, không có lấy một que diêm sưởi ấm! Bản tin về bữa cơm quá tồi tệ của các em học sinh dân tộc thiểu số cho thấy mỗi phần ăn gồm 2 gói mì chan cơm này được dành cho 11 học sinh và các em phải ‘tranh nhau ăn’- trong khi đó nhìn bảng thực đơn và bảng tài chánh công khai của trường này ghi rõ rằng 174 học sinh bán trú ở đây mỗi em có khẩu phần ăn sáng là 1 gói mì tôm và 1 quả trứng. Như vậy hai gói mì cho 11 em là khẩu phần bị đảng cướp Việt Cộng ngốn hết. Thu Nga

Bình luận: Không Lẽ Không Thấy

Cục điều tra FBI đã cảnh báo về nguy cơ có thể xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ,đang ở mức cao nhất trong gần một thập niên- họ lo ngại do sự ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Trung Đông khiến tình hình an ninh thê m phức tạp,khủng bố có thể thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người Do Thái tại Mỹ. Đồng thời, cơ quan an ninh nội dịa và các cơ quan thực thi pháp luật cũng đã cành cáo khủng bố đã len lỏi qua đoàn người di cư bất hợp pháp đang tràn qua biên giới Mỹ - Mễ. Phe Cộng hòa đang chỉ trích tổng thống phe Dân chủ là chính sách biên giới không hữu hiệu, và một số nghị sĩ dọa sẽ không tài trợ thêm cho bất cứ nỗ lực nào ở Ukraine nếu không tăng đáng kể tài trợ cho an ninh biên giới. Mới đây Tổng thống Joe Biden đành phải tuyên bố ông không có lựa chọn nào khác, ngoài việc phải chi số tiền đã được phân phối bổ nhiệm trước đây để xây dựng các phần mới của hàng rào biên giới ở tiểu bang Texas-kế hoạch này trước kia ông đã chỉ trích và phản đối cựu TT Donald Trump, một cách dữ dội, lại còn giật sập một khoảng hàng rào dài. Mới dây nột quan chức Liên minh châu Âu cho biết, khu vực đang phải đối mặt “nguy cơ rất lớn” về các vụ tấn công khủng bố dịp nghỉ lễ Giáng sinh, trong tình hình chiếnh tranh Israel - Hamas. Theo đài RT, Ủy viên Nội vụ EU Ylva Johansson đưa ra cảnh báo trên vài ngày sau khi một du khách người Đức gốc Philippines bị đâm tử vong ở thủ đô Paris. Nghi phạm được cho đã nhắc đến nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong lúc gây án. Hai nạn nhân khác cũng bị thương sau khi nghi phạm dùng búa tấn công họ. Nói về khủng bố thì các nước tây phương rất lo sợ, trước kia các nước Âu Châu nói chung , và Đức, Pháp nói riêng đã mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn thì sau đó, liên tiếp nhiều vụ khủng bố xảy ra và phần đông những vụ này có liên quan đến tổ chức khủng bố Hồi Giáo- dù đơn độc hay có hậu thuẫn không nhiều thì ít. Đài truyền hình Hungary nói “Những kẻ khủng bố giả danh là người tị nạn đã xuất hiện khắp châu Âu, và có rất nhiều người từng chiến đấu cùng với IS cũng đang nhập cư bất hợp pháp”. Người dân Đức ngày càng có cái nhìn thiếu thiện cảm về người nhập cư, kể từ sau khi những người này bị đã thực hiện một loạt vụ tấn công hơn 1.000 vụ gồm tấn công tình dục, hãm hiếp và trộm cắp vào ngày tháng 12-2015 ở Cologne. Và bây giờ, có sự cảnh báo là cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đang tác động lớn đến an ninh của nước Đức, làm gia tăng nguy cơ tấn công khủng bố ở nước này. Trong báo cáo mới nhất, cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức đánh giá nguy cơ tiềm tàng về các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào người dân, các tổ chức của người Do Thái và Israel ở Đức, cũng như chống lại "phương Tây" nói chung, đã tăng lên nhanh chóng. Viễn ảnh người ta phác họa là không bao lâu nữa, ai đến Âu Châu sẽ thấy rất ít người bản xứ mà chỉ thấy người Hồi Giáo lan tràn khắp nơi trên đờng phố, xóm làng. Với Mỹ, không phải là viễn ảnh mà là sự thật đang xảy ra. Chủ tịch James Comer và Ủy ban Giám sát đang điều tra các chính sách biên giới mở triệt để của Tổng thống Biden đã tạo ra cuộc khủng hoảng biên giới tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mỗi ngày có 10,000 tràn vào, mà không phải chỉ có dân Nam Mỹ mà có cả Trung Đông, Tàu nữa. Nạn buôn người đang bùng nổ, những loại ma túy chết người như fentanyl đang tràn vào các thị trấn trên khắp Hoa Kỳ. Fentanyl là một loại thuốc mạnh khủng khiếp; nó mạnh hơn morphin tới 100 lần và mạnh hơn heroin khoảng 50 lần. Ở những người từ 18-45 tuổi, sử dụng quá liều fentanyl hiện là nguyên nhân số một gây tử vong ở Mỹ. Đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia mà Trung Cộng đã đưa vào qua nhiều ngõ ngách và ngõ qua biên giới, cũng như những tên khủng bố thấy ngã biên giới là thuận tiện nhất cho chúng, nên chúng dùng cửa ngõ này là điều tất nhiên, không lẽ chính phủ ông Biden không thấy?! Thu Nga

Bình luận: Là Thế

Tiến sĩ Henry A. Kissinger, học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, ngoại trưởng thứ 56 của Mỹ, trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền của Tổng thống Richard M. Nixon và Gerald Ford, qua đời hôm 29/11 tại nhà riêng ở Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi. Tên tuổi Kissinger gắn liền với Hiệp Định Paris, và năm nay là đúng 50 năm. Một buổi hội thảo đã được tổ chức tại Vietnam Center and Archive), Đại Học Texas Tech, thành phố Lubbock từ ngày 2 đến ngày 4 Tháng Ba 2023, chủ đề: “1973: Hiệp Định Paris và Sự Rút Quân Của Quân Đồng Minh Ra Khỏi Miền Nam Việt Nam”. Đúng 50 năm về trước, chiến tranh Việt Nam đạt tới một bước ngoặc lịch sử quan trọng, ngày 27 tháng 1 năm 1973, do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Henry Kissinger đến Hà Nội để thảo luận việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt; trong khi Ủy ban Kiểm soát Quốc tế và Giám sát (ICCS) được thành lập để giám sát việc thực hiện các hiệp định hòa bình. Ở Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cắt giảm hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam xuống một nửa. Theo các điều khoản, Mỹ đồng ý ngưng ngay lập tức tất cả mọi hoạt động quân sự và rút toàn bộ quân nhân còn lại trong vòng 60 ngày. Bắc Việt đồng ý ngừng bắn ngay lập tức và trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ cũng trong vòng 60 ngày. Hơn 100.000 binh sĩ Bắc Việt Nam đang ở trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được phép ở lại. Từ năm 1969, Henry Kissinger đã tiếp xúc với Hà Nội về việc mở một sự liên lạc bí mật để đôi bên dễ dàng trình bày quan điểm của mình về triển vọng kết thúc chiến tranh. Sự đàm phán bí mật và riêng tư góp phần chung quyết Hiệp định Paris, coi như chỉ có Kissinger và cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Bắc Việt Lê Đức Thọ. Mỹ quyết định gạt Sài Gòn ra khỏi tiến trình này để dễ dàng thương lượng hơn với Bắc Việt vì Mỹ nhận ra rằng nếu họ cho phép Sài Gòn tham gia đàm phán hòa bình thì Sài Gòn sẽ khẳng định quyền tự chủ của mình- Có thể từ chối đàm phán với Việt Cộng. Hoa Kỳ chỉ chia sẻ với Sài Gòn nội dung của các cuộc đàm phán bí mật sau khi một thỏa thuận đã được chung quyết Hiệp Định Paris được chính quyền cộng sản Việt Nam xem như là một “chiến thắng vĩ đại” về ngoại giao , rêu rao chiến thắng này góp phần chiếm được miền Nam năm 1975. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ chốt trong cuộc đàm phán, đã được trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn ông Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải. Lê Đức Thọ cũng cho rằng việc nhận giải sẽ là một sự đánh đồng giữa kẻ xâm lược (Hoa Kỳ) với người bị xâm lược (nhân dân Việt Nam) và sẽ chỉ nhận giải khi giải đó chỉ được trao cho mình ông Người lính Việt Nam Hòa chiến đấu để tự vệ và bảo vệ miền Nam, Việt Cộng đã vi phạm Hiệp Định Geneve, lén lút xâm nhập lãnh thổ miền Nam, rồi tới Hiệp Địng Paris chưa ráo mực thì chúng đã cưỡng chiếm nốt miền Nam! Và Mỹ không hề xâm lược Việt Nam, vì không phải chỉ có Mỹ sát cánh với Việt Nam Cộng Hòa để đánh Việt Cộng mà còn có những quốc gia đồng minh như Đại Hàn, Úc, New Zealand, Phi Luật Tân, Thái Lan. Đã 50 năm trôi qua kể từ khi Hiệp Định Paris được ký kết giữa tên gian ác Việt cộng Lê Đức Thọ cùng với kẻ đi đêm, đâm sau lưng chiến sĩ của mình và đồng minh Việt Nam, phản bội 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ tử trận! Đó là Kissinger! Trước cái chết của ông Kissinger, giáo sư Larry Berman nói “người miền Nam hoàn toàn có lý do để ‘cảm thấy cay đắng về sự dối trá của Kissinger’ trong các cuộc thương thuyết với Hà nội; và, nếu phải viết một câu lên mộ chí của Kissinger, thì câu đó nên là: “Một nhân vật đáng gờm nhưng gây tranh cãi, quan trọng nhưng dối trá.” Biết rằng “Nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng ông bà ta có câu “Hùm chết để da, người chết để tiếng”, là thế Thu Nga

Bình luận Ân Oán Phân Minh

Hội nghị APEC tại San Francisco năm nay coi bộ thật huyên náo với những cuộc biểu tình bên ngoài của người Mỹ góc Hoa và người Mỹ gốc Việt chống Tập Cận Bình, cả hai nhóm đều gọi ông ta là nhà lãnh đạo “độc tài”. Đồng thời các nhóm cộng đồng người Mỹ gốc Việt đến trung tâm thành phố San Francisco để phản đối phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Việt Cộng Võ Văn Thưởng dẫn đầu đang tham gia sự kiện này, yêu cầu chính quyền Việt Nam cải thiện đời sống người dân, tuân thủ các cam kết quốc tế, mở rộng dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đây là tiếng nói chính đáng của người dân của các nước bị Cộng Sản độc tài nhuộm đỏ, nhất là đối với người Mỹ gốc Việt, mỗi lần tới mùa lễ Thanksgiving, thì phải nhắc tới chiếc tàu Mayflower, đã đưa một nhóm 102 người Thanh Giáo, từ Anh, đi tìm đất hứa tại Tân Thế Giới, họ đã mất hết 46 người vì bệnh tật, vì thời tiết khắc nghiệt- Làm cho Người Việt tị nạn Cộng Sản không thể nào không nhớ tới những chiếc tàu mong manh vượt đại dương, sau ngày 30-4-1975. Hàng trăm ngàn người dân Việt đã phải đành lòng bỏ nước ra đi tìm tự do bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả những chiếc ghe nhỏ bé, mà chắc chắn là 99% không thể đến được đến bến bờ Tự Do. Nhiều chiếc thuyền chỉ dài 36 feet, rộng 8 feet, làm bằng gỗ, rất thô sơ và mong manh mà chở tới mấy chục người, vượt đại dương, đủ thấy người Việt sợ hãi cái gọi là Thiên Đường Cộng Sản như thế nào. Và nguyên nhân đưa tới thảm họa miền nam rơi vào tay Cộng Sản, là do sự góp công rất lớn của phong trào phản chiến. Mà nói về phong trào phản chiến, phải kể đến những tên phản chiến gộc, như là thượng nghĩ sĩ John Kerry. John Kerry đã điều trần dối trước Quốc Hội Hoa Kỳ, là binh lính Mỹ sang Việt Nam đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ và giết trẻ con. Cách đây vài năm, John Kerry đã được tổng bí thư Cộng Sản Đỗ Mười đón tiếp, tại bảo tàng viện “chứng tích chiến tranh Việt Nam”, mà Việt Cộng còn gọi là “những tội ác chiến tranh Mỹ-Ngụy. Không lâu trước đây, John Kerry lại tái xuất hiện trên truyền hình vì đã được Joe Biden, chọn John Kerry, cũng từng làm ngoại trưởng thời TT Obama- làm đặc sứ Mỹ phụ trách vấn đề khí hậu. Quả là một sự hòa hợp của 2 kẻ đồng hội, đồng thuyền-Vì năm 1975, Biden là một trong ba Thượng Nghị sĩ đã bỏ phiếu chống cứu người tị nạn Việt Nam. Cuối cùng, dự luật cũng được toàn bộ Thượng viện thông qua với kết quả bỏ phiếu 46-17, ông Biden một lần nữa bỏ phiếu chống. Joe Biden, lúc đó là một thượng nghị sĩ, ông ta đã cương quyết bác bỏ đón người tị nạn. Ông ta nói “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải di tản 1 hoặc 100.001 người miền Nam Việt Nam nào.” Bất chấp sự phản đối của ông Biden và các lãnh đạo Đảng Dân chủ khác, vào lúc đó, quân đội Mỹ đã di tản hơn 130.000 người tị nạn Việt Nam ngay trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ. Về thành phần cựu chiến binh Mỹ trở về nước, hầu hết, bị đối xử tàn tệ, khinh rẻ do tin theo tuyên truyền của phong trào phản chiến, chống đối chiến tranh Việt Nam, như John Kerry. Đạo lý người Việt rất phân minh, ơn đền, oán trả, nên mùa Tạ Ơn, chúng ta tri ân các anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân. Tri ân đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang người Việt tị nạn. Nhưng sẽ không bao giờ quên kẻ ác đã từ chối nghĩa vụ nhân đạo đối với đồng minh, như Joe Biden, và không bao giờ quên mối hận đối với phong trào phản chiến, đâm sau lưng chiến sĩ như John Kerry. Mỗi năm nhớ về con tàu Mayflower, chúng ta không quên hàng ngàn con thuyền mong manh như chiếc lá giữa giòng, đã đưa thuyền nhân đến bến bờ tự do, cũng như những chiếc thuyền chứa đầy ngưòi, đã vĩnh viễn chìm vào lòng biển cả! Và cũng không bao giờ tha thứ cho đảng Cộng sản Việt Nam đã đang bán giang sơn cho Tàu Cộng, mà ngày nay Tàu Cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình xem Việt Nam như một nước chư hầu Thu Nga

Bình luận: Điêu Tàn Lại Nối Điêu Tàn

Bình Điêu Tàn Lại Nối Điêu Tànluận Tiếp lời với dân biểu Hoa Kỳ, Michelle Steel nêu sự quan tâm và lo ngại về tình trạng “đáng buồn” của nơi được xem là một di sản của Chiến tranh Việt Nam, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nói “Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của những tử sỹ Việt Nam Cộng hòa, đúng là cần được đại trùng tu “ Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, trong cuốn sách “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (Không gì là không thể: Quá trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam) ra mắt vào năm 2021, cho biết rằng nhà cầm quyện Sản Việt Nam đã để cho Nghĩa trang Biên Hòa bị hư hỏng tồi tệ, và không cho phép cộng đồng người Mỹ gốc Việt chăm sóc nơi đây. Và trong nhiệm kỳ đại sứ từ 2014- 2017, đã từng đề nghị Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho phép người thân của các tử sỹ VNCH được “đào mương và cắt rễ cây”, vốn là nguyên nhân gây xói mòn đất mộ khi mùa mưa đến khiến các quan tài bị cuốn trôi. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà – nơi yên nghỉ ngàn thu của 16,000 tử sĩ QLVNCH. Đây là một di sản lịch sử thiêng liêng của dân tộc, đã bị Việt Cộng âm mưu triệt hạ, xóa bỏ một cách rất có bài bản rất qủy quyệt: Sau khi cưỡng chiếm xong miền Nam, VC trả thù người sống, bằng các trại tù, mệnh danh “cải tạo”, còn người chết, để trả thù, đầu tiên, VC giật sập bức Tượng Thương Tiếc trước ổng nghĩa trang. Cho đến ngày 27/11/2016, thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng ký văn bản đồng ý tu bổ và chuyển mục đích sử dụng của nghĩa trang thành dân sự. vì vậy, người ta không còn gọi là nghĩa trang quân sự Biên Hòa nữa. Thay vào đó, nó được gọi là nghĩa trang Dân Sự Bình An, để bất cứ ai chết, ngay cả những tên tội phạm, cướp của giết người cũng có thể chôn ở đây! Nhà cầm quyền tuyệt đối cấm không cho thân nhân tử sĩ đến tảo mộ, sửa sang, tu bổ các mộ phần. Và tuy là chúng không đào các mộ phần để lấy hài cốt mang đi thủ tiêu như chúng đã làm đối với các nghĩa trang quân đội khác, nhưng chúng đã đập phá các ngôi mộ, đập nát các mộ bia, chúng dùng súng bắn thẳng vào mắt, vào mặt, vào đầu những tấm di ảnh gắn trên mộ bia tử sĩ. Chúng dung súng, búa, dao hay đinh nhọn đóng hay đập tan nát hình ảnh mộ bia, phóng uế bừa bãi lên một phần của người chết. Trâu bò tha hồ vào ăn cỏ trên những nấm mộ bị đào xới hoang tàn. Chúng còn trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ, với mục đích thâm độc là cho rễ cây ăn luồn sâu, đục khoét vào các mộ phần để cho linh hồn người chết vẫn phải đau đớn. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nghĩa trang mang tầm vóc một Nghĩa Trang Quốc Gia tương tự như Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington của Hoa Kỳ Mà trong khi đó, tại nước Mỹ, sau khi nội chiến chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có trại cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương. Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy. Nhưng ngày nay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Washington có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial. Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Đây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau: "Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.Ở đây chỉ đơn giản, thuần túy là nhiệm vụ. Những người nằm ở đây đã hiểu rõ là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh, đã liều thân và sau cùng đã chết." Ông bà ta có câu “sống cái nhà, thác cái mồ” nhưng dưới chế độ Cộng Sản, “nghĩa tử không còn nghĩa tận”. 16,000 ngôi mộ tử sĩ dưới mộ bị lăng nhục, và linh hồn của họ, cho tới nay vẫn còn vất vưỡng trên đầu cây ngọn cỏ như lời thơ của Thanh Nam :... Ta như người lính vừa thua trận, Nằm giữa sa trường nát gió mưa,Khép mắt cố quên đời chiến sĩ,Làm thân cây cỏ gục ven bờ,Chợt nghe từ đáy hồn thương tích,Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa... Nghĩa trang Biên Hòa niềm đau nhức nhối, “từ lúc miền Nam loang bóng giặc, điêu tàn thôi lại nối điêu tàn” (Thơ Quang Dũng/Đôi Mắt Người Sơn Tây Từ độ thu về hoang bóng giặc,điêu tàn thôi lại nối điêu tàn”) Thu Nga

Bình luận: Đương Nhiên

Trên tờ báo Star Telegram có đăng bản tin thiếu cảnh sát tại Fort Worth. Cảnh sát trưởng Eddi Burns nói là họ đã kêu gọi, ra thông báo mướn thêm cảnh sát và cho bonus $10,000 cho những ai chấp nhận ký 18 tháng ở lại với department -nhưng coi bộ không thành công. Tình trạng thiếu cảnh sát xảy ra nhiều thành phố hiện nay, bắt đầu sau sự việc một người Da Đen, George Floyd, không may bị cảnh sát da trắng đè cổ xuống đất lâu quá bị ngạt thở chết, thì nhiều nơi, nhất là những thành phố của đảng Dân Chủ đã biểu tình, đòi defund cảnh sát! Và cũng từ đó, với phong trào “Black Lives Matter” ra đời, với những cuộc bạo loạn, hôi của, giết người, đốt building, đốt ty cảnh sát, giết cảnh sát v..v..Và chính phủ có vẻ như bất lực, hoặc làm ngơ, hoặc ủng hộ, như PTT Kamala Harris bail out những tên biểu tình hung hãn, vì cho rằng họ bị người da trắng kỳ thị. Sau đó, “Black Lives Matter” chuyển sang một hướng mới, đó là tấn công vào các bức tượng mà cho rằng đó là những kẻ tôn vinh quá khứ thực dân và chế độ nô lệ -kể cả bức tượng của TT Lilcon, vị TT đã giải phóng nô lệ, và họ quên rằng chính người miền Bắc, đảng Cộng Hòa, muốn giải phóng nô lệ, nhưng miền Nam đảng Dân Chủ đã nhất quyết không chịu, nên mới xảy ra cuộc nội chiến Nam Bắc. Và phong trào đập phá tượng đài từ Mỹ, lan qua Anh đến Bỉ ,Pháp, những nhóm nay tự cho mình là người đấu tranh, chống kỳ thị chủng tộc. Theo tờ báo Libération đặt câu hỏi: « Hạ một bức tượng, phải chăng cũng là hạ bệ lịch sử ? Đập phá hình tượng của một nhân vật chủ trương chế độ nô lệ, như người ta vừa làm ở thành phố Bristol, Anh với bức tượng của một ông Edward Colston, một chủ buôn nô lệ từ thế kỷ thứ 17, hay với biểu tượng của tướng Lee, một người chủ trương chế độ nô lệ mà khá đông người Mỹ đang đòi dỡ bỏ. Phải chăng như vậy là xóa bỏ quá khứ của một dân tộc? » Và nhất định đòi defund cảnh sát, thù ghét và tẩy chay những người bảo vệ an ninh, mạng sống cho người dân hàng ngày. Trở lại với sự việc thiếu nhân viên công lực, như San Jose manager thành phố này đã đề nghị chi 2.9 triệu đô la trong năm tài chính tiếp theo để tạo ra 31 vị trí nhân viên mới trong Sở Cảnh sát San Jose. Thành phố này cũng công bố một chương trình tiền thưởng tuyển dụng sẽ trao tặng 10,000 đô la cho các sĩ quan chuyển đến San Jose từ một sở cảnh sát khác. Còn ở Nam California, thì gần 200 sở cảnh sát báo cáo có mức tuyển dụng nhân viên cảnh sát chính thức nhiều hơn so với năm 2022. Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn bị kẹt vì số lượng từ chức vào năm 2022 nhiều hơn 50% so với năm 2019. Tại Seattle 200 sĩ quan của Sở cảnh sát Seattle, tiểu bang Washington đã nghỉ việc từ lúc những cuộc biểu tình chủng tộc và bạo loạn trong thành phố kéo dài trong nhiều tháng. Rồi các vụ bắn tỉa giết cảnh sát xảy ra nhiều nơi, như vụ bắn tỉa giết chết ít nhất năm cảnh sát và làm sáu người khác bị thương tại Dallas trong khi diễn ra các cuộc phản đối sau các vụ cảnh sát bắn hai người da đen. Báo chí chỉ đăng tin nhưng không ai lên án các tên giết cành sát vì nơi nào cũng có biểu tình và hô to “Black Lives Matter”, Và nếu nói “All Lives Matter” thì bị giết chết như một phụ nữ tại Indianapolis, tiểu bang Indiana cô chỉ mới 24 tuổi, tên Jessica, bị bắn chết ngay trước mặt chồng và đứa con trai 3 tuổi vì đã nói với chúng rằng "All Lives Matter”. Chính phủ ông Biden lại quỳ gối trước tên tội phạm, không may bị cảnh sát đè chết, mà không thấy ông hay một leader nào của nội các của ông quỳ gối trước những anh hùng cảnh sát đã bị giêt chết trong khi thi hành công vụ?! Hàng năm tới ngày tưởng niệm 911, người ta cũng xướng danh tên của 37 cảnh sát viên đã hi sinh ở World Trade Center như là những anh hùng bất tử Do đó, nguyên nhân đưa đến tình trạng không ai còn muốn gia nhập ngành cảnh sát, hay xin thôi việc có gì đáng ngạc nhiên!?. Mạng sống của họ không thể chỉ vì $10,000 bonus cho 18 tháng phục vụ mà không được tôn vinh “Blue Lives Matter” Chính những người ủng hộ defund cảnh sát là họ tự chặt tay, chặt chân của họ. Nhắc tời câu này, nhiều nơi người Việt cũng vừa mới làm lễ tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm, một người chống Cộng mãnh liệt, một người yêu nước liêm chính, đã bị giết chết một cách dã man, rõ ràng là tự mình chặt tay chặt chân mình, nên mới đưa tới việc thất thủ miền nam một cách đau đớn! Những người ủng hộ những kẻ bảo loạn thế nào cũng bị hại dưới tay kẻ bạo loạn, vì đó là cái giá phải trả đương nhiên Thu Nga

Bình luận: Một Phút Tri Ân

Mới đây ngày 21 tháng 10, 2023, Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam tại Mineral, Weatherford đã có buổi lễ động thổ, khai mạc phần 2 của chương trình xây dựng viện ̣Công trình thứ hai sẽ là toà nhà rộng 20,000 SQFT, nơi các di vật về cuộc chiến Quốc-cộng, nhất là của dân quân cán chính VNCH, sẽ được lưu trữ và trưng bày; Đây là sự trùng hợp rất đáng quý vì sắp tới ngày lễ kỷ niệm Cựu Chiến Binh Hoa Ky ngày 11 tháng 11,là ngày tri ân các cựu chiến binh đã tham gia các trận đánh trên toàn thế giới. Và người ta cũng không quên ngày 9 tháng 11 là ngày kỷ niệm bức tường Bá Linh bị sụp đổ. Còn Việt Nam thì sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, người dân miền Bắc bỏ nhà cửa ruộng vườn, đất đai di cư vào nam xa lánh chế độ Cộng Sản, họ đã được miền Nam đón chào với tình thương ruột thịt. Họ làm lại cuộc đời từ con số zero. Người miền Nam và người miền Bắc đã cùng nhau xây dựng nên một nước Việt Nam Cộng Hòa thật thanh bình no ấm. Dân chúng ấm no sung túc. Việt ộng cưỡng chiếm miền nam vi phạm Hiệp Định Geneve do chính chúng ký kết với ngoại bang, thay vì lo cho dân được cơm no áo ấm, gấp năm, gấp mười như chúng rêu rao, thì chúng lại đầy ải dân chúng vào nơi tối tăm nhất, chúng trả thù quân dân cán chính miền nam bằng những trại tù cải tạo, bằng những vùng kinh tế, bằng những kế hoạch “đô thị hóa”, “giải toả mặt bằng” để cướp đất một cách trắng trợn như vụ cưỡng chế Vườn Rau Lộc Hưng Chế độ Cộng Sản không những lăng nhục, trả thù cả người sống, mà lẫn người chết của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, và căm thù người Mỹ, cho rằng lính Mỹ nào là lính đánh thuê, nào là xâm lăng Việt Nam, trong khi thực tế Hoa Kỳ đã sát cánh với quân đội miền nam Việt Nam, bảo vệ nền tự do, trước sự xâm lăng của Cộng Sản với sự yểm trợ của Nga, Tàu từ phương bắc. Tại Washington DC có một Bức tường đá đen khắc hơn 58.000 tên tuổi của những người lính Hoa Kỳ, trong đó, kể cả nữ quân nhân, y tá, những người mất tích trong khi đang thi hành phận sự trong chiến tranh Việt Nam Những quân nhân Mỹ nào may mắn còn sống sót trở về, thì đáng lẽ họ phải được chào đón, vinh danh khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thế nhưng, đau buồn thay, khi họ trở về với những vết thương tinh thần, và thể xác, họ đã bị chính dân chúng Mỹ phỉ nhổ, nguyền rủa vì dân Mỹ đã tin theo nhóm phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam, loan những bản tin sai lạc, dối trá. Cho tới năm 2011, tức là 38 năm sau khi rút quân khỏi Việt Nam, Thượng Viện Mỹ mới âm thầm thông qua một resolution, công nhận ngày 30 tháng 3 là ngày “Welcome Home Vietnam Veterans Day.” Ngày 29 tháng 3 năm 2019, tổng thống Donald Trump đã ký công nhận “Vietnam War Veterans Recognition Act of 2017. “The Act” vinh danh Vietnam Veterans- Và ngày 29-3 cũng là ngày rút đơn vị quân đội cuối cùng ra khỏi Việt Nam. Mỗi năm tới ngày lễ Cựu Chiến Binh, thì bài thơ của bác sĩ thi sĩ John McCrae lại được nhớ tới: “Trên những cánh đồng Flanders hoa Anh túc nở rộ , Xen kẽ giữa những thập tự giá đặt từng hàng ,Nơi ghi lại vết tích của chúng tôi; Và ở trên trời những con chim sơn ca ,Bay lượn cùng anh dũng hót vang, dù chẳng nghe được rõ, bởi quyện lẫn với tiếng súng phía dưới. Chúng tôi đã ra đi. Không lâu đâu trong những ngày vừa qua. Chúng tôi đã sống thật lòng, rung cảm cảnh mặt trời mọc, hoàng hôn buông. Đã yêu và đã từng đuợc yêu, và giờ đây chúng tôi nằm xuống.Giữa những cánh đồng Flanders .Các bạn hãy tiếp tục cuộc chiến với kẻ thù của chúng ta, Nâng cao bó đuốc đã trao lại các bạn khi chúng tôi ngã gục. Nếu các bạn mất niềm tin với chúng tôi, những người vắn số .Thì chúng tôi sẽ chẳng ngủ, dù hoa Anh túc nở đầy .Trên những cánh đồng Flanders.” Nhân ngày Lễ Cựu Chiến binh chúng ta tri ân những người lính QLVNCH đã đi vào long đất mẹ, cùng với 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam và vinh danh những người lính Hoa Kỳ, đang thi hành sứ mạng bảo vệ xứ sở. Tại National Vietnam War cũng có bức tường mini wall được đặt vĩnh viễn tại khuôn viên viện bào tàng này, nếu được, xin mọi người hãy đến đó dành 1 phút mặc niệm, đặt 1 cánh hoa tươi, tri ân và vinh danh những người đồng minh anh dũng đã ngã xuống trong sứ mạng vảo vệ miền Nam Việt Nam trong hơn 20 năm. Thu Nga