Bình luận: Văn Hóa Tiền Sử

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào là có hơn 4,000 năm Văn Hiến, lúc nào cũng nặng lòng với tổ quốc quê hương và luôn bảo vệ nền văn hóa để được trường tồn với thời gian. Bảo vệ văn hóa bằng cách phát huy những điều có giá trị căn bản trên đạo đức, thuần phong, mỹ tục và luôn tìm cách phô trương để thế giới thấy nét hay, nét đặc biệt của quốc gia mình bằng nhiều hình thức từ những chương trình hội chợ Tết, các ngày lễ nhớ ơn tiền nhân, những chương trình có tính cách giáo dục trẻ em biết cội nguồn v…v…
 
Riêng chế độ Cộng Sản, cũng là người Việt, nhưng bản chất, nhân tính hoàn toàn trái ngược. Do đó, cách gọi là phát huy văn hóa của họ cũng rất ngược đời, nghịch lý. Như thay vì thờ kính, ghi ơn tổ quốc, tiền nhân thì họ chỉ tôn vinh Hồ Chí Minh như một bậc thánh. Miếu thờ Hồ Chí Minh mọc lên khắp nơi, lại có những ngôi chùa, mà tượng Hồ Chí Minh để trước tượng Phật. Và chính Hồ Chí Minh cũng đã xấc xược, hỗn láo tự cho mình ngang hàng với tiền nhân, trong một bài thơ,  khi ông ta đi viếng đền thờ Đức Trần Hưng Đạo: “Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung. Bác diệt xâm lăng - thanh kiếm bạc.Tôi trừ giặc dữ - ngọn cờ hồng.Bác đưa một nước qua nô lệ.Tôi dẫn năm châu tới đại đồng.Bác có linh thiêng cười một tiếng.Mừng tôi sự nghiệp đã thành công!”. Văn hóa phản quốc đã thể hiện qua sự việc hàng năm   ngày lễ Hai Bà Trưng nhà cầm quyền đem cả đoàn kịch qua Tàu với màn múa hát tế Mã Viện, coi như một sự xin lỗi.
 
Văn hóa, phản quốc cũng đã nằm ngay trong các sách giáo khoa cho các em tiểu học, với hình lá cờ Trung Cộng và hình bản đồ lưỡi bò của kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam. Các sách giáo khoa viết sai chính tả, văn phạm, ngữ vựng.   Thầy cô   không còn được học sinh kính trọng, thầy giáo đánh học trò dã man. Hình ảnh các nữ sinh thùy mị, ngoan ngoãn trong chiếc áo dài trắng đã biến mất, thế vào đó nữ sinh ghen tuông đánh nhau cho tới chết. Tư cách tuổi trẻ, rường cột của nước nhà không còn khi những bức ảnh chụp lại cảnh tượng hàng nghìn người thanh thiếu niên chen chúc nhau trên đường Đoàn Trần Nghiệp, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chờ được ăn sushi miễn phí. Hàng nghìn người đã xô đẩy nhau mong có được một phần ăn cho mình, đã thể hiện được câu “miếng ăn là miếng tồi tàn”.
 
Những cảnh tồi tàn, những sự việc tồi tàn đã làm cho văn hóa  nước Việt Nam tuột dốc một cách khủng khiếp. Một trong những sự việc tồi tàn đã làm cho nhiều phóng viên ngoại quốc chú ý đó là những điều lien quan đến món thịt chó. Mới đây, một bộ phim tài liệu của đài truyền hình số 4, của Anh  tên là “Vietnam’s Dog-Snatchers”, tức là những kẻ trộm chó. Có người thú nhận chỉ trong vòng 7 năm, ông ta đã bắt trộm được khoảng 3,000 con chó. Mỗi ngày chỉ tại Hà Nội thôi đã tiêu thụ khoảng 7 tấn thịt chó. Người ta ăn thịt chó càng nhiều thì nạn bắt chó càng tăng. Nạn bắt chó càng tăng thì chuyện chết choc cũng tăng theo.  Ngoài việc giết chó  một cách dã man thì cách  giết kẻ bắt chó trộm cũng khủng khiếp không kém. Mới đầu năm nay, hàng trăm dân làng ở xã An Sinh, Quảng Ninh đã chặn bắt 2 người đàn ông mà họ nghi ngờ vào làng ăn trộm chó, làm 1 người chết, 1 người bị thương và chiếc xe của 2 người này bị đốt cháy rụi. Cuối năm 2014, tại huyện Củ Chi, Sài gòn 3 kẻ trộm chó đã bắn sung tự chế vào những người đuổi theo khiến 3 người đâm xe vào tường, đều tử nạn.  
 
Đời sống đang quay ngược nên văn hoá cũng bắt buộc phải quay ngược, nên  nhiều người trong nước phong “thịt chó là văn hóa”. Qủa   là họ đi theo đúng đường  ngọn cờ đỏ của Hồ Chí Minh, dẫn cả nước đến đại đồng mất gốc, phản quốc và vô văn hóa. Hồ Chí Minh đã hỗn xưọc nói “Bác có linh thiêng cười một tiếng, mừng tôi sự nghiệp đã thành công” Tiền nhân Đức Trần Hưng Đạo có cười chăng là nụ cười đau đớn vì Hồ Chí Minh đã thành công làm nên sự nghiệp là đưa đất nước Viẹt Nam trở về thời tiền sử với   “Văn Hóa Thịt Chó”
 
Thu Nga