Bình Luận: Đồng Chí Cũng Không

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Theo phong tục, tập quán, người Việt Nam rất trọng nghĩa ơn làm trọng. Ăn trái nhớ quả trồng cây,  lúc nào cũng canh cánh bên lòng nợ nước ơn nhà và không lúc nào quên ơn của những người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xương máu, bảo vệ miền Nam mà chúng ta mới có được ngày hôm nay, được định cư ở các xứ Tự Do trên thế giới, và lại càng không bao giờ quên những người đã hy sinh một phần thân thể mình, tranh đấu cho lý tưởng Tự Do, dân chủ- mà nay họ phải sống một cuộc đời lầm than đói khổ dưới ách cai trị độc tài, bất nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam
Do đó,  chương trình Cảm Ơn Anh để cứu trợ Thương Phế Binh, cô nhi quả phụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lần thứ 8 được cộng đồng Người Việt, không riêng gì tại California mà người Việt khắp nơi đều ủng hộ tối đa.
Ngoài chương trình đại nhạc hội Cảm Ơn Anh rất quy mô ở California, mỗi lần đều thu được mức kỹ lục gần cả triệu, tại các tiểu bang khác cũng có những buổi đại nhạc hội lớn nhỏ, gây quỹ để giúp đỡ những thương phế binh tại Việt Nam, chương trình nào, ở bất cứ nơi đâu người Việt cũng nhiệt liệt hưởng ứng. Và ai cũng đều hiều rằng, đó chỉ là một hành động  đền ơn đáp nghĩa trong muôn một đối những người đã anh dũng chiến đấu đã hy sinh quãng đời thanh xuân, thơ mộng của mình để bảo vệ non sông. Nay họ đã già yếu, tật nguyền phải sống lây lất nhờ tình thương của đồng đội, đồng bào và đồng loại.
Cũng gọi là con người, thế nhưng những người Cộng Sản đã mất nhân tính, nên những chữ đồng đội, đồng bào và đồng loại không được chúng biết đến. Ngay chính những chiến binh của họ, gọi là đồng chí, những kẻ theo cách mạng suốt cả đời cũng chỉ là những miếng chanh đã vắt hết nước, bị liệng vào thùng rác.  Như cuộc chiến biên giới 1979, Trung Cộng đã xua quân qua lãnh thổ Việt Nam, để dạy cho đàn em một bài học, giết binh lính và dân chúng Việt Nam một cách dã man, thế mà đảng và nhà nước không bao giờ dám công khai lên tiếng về sự xâm lăng này, lại còn khắc bia đặt dọc theo biên giới Trung-Việt là “Đời đời nhớ ơn Trung Quốc” thì thử hỏi làm sao họ có thể có những buổi lễ tri ân hay tưởng niệm các đồng chí của họ!
Khi đươc báo chí phỏng vấn, sau 35 nhìn lại, một thiếu tướng Cộng Sản là Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện chiến lược ví trận chiến 1979   “không khác gì cuộc chiến oanh liệt trong lịch sử như Ngô Quyền chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, Quang Trung đánh thắng nhà Thanh, trong khi những trận đánh đó được  ghi vào sử sách thế nhưng cuộc chiến biên giới hơn 17 ngày, ông cho là rất oanh liệt, vĩ đại đó không hề được ghi trong sách vở và  suốt thời gian đã bình thường hoá quan hệ Việt Trung 1991, cũng không có một bản tin hay sự kiện nào về tháng 2/1979 cả, ngay cả cấp học phổ thông, trung học, đại học đều không có một chữ!
Cuộc chiến biên giới kéo dài đến năm 1988, và một trận chiến ác liệt khác cũng đã xảy ra   là trận  Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1984 đã làm cho hơn 1,700 quan đội Việt Nam chết và từ đó tới nay hơn 30 năm, chưa có tượng đài, không nơi tưởng niệm, không một nén hương cho những người đã hy sinh chống lại sự xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng.
Những sự hy sinh của các chiến sĩ trong  trận   Trường Sa cũng bị Cộng Sản trù dập, đình hoãn còn buổi tưởng niệm Hoàng Sa thì chúng  vô liêm sĩ là đem đá hoa cương ra cưa cho bụi bay mù mịt rồi nhảy múa lố lăng để ngăn cản cuộc truy điệu  
Những buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6, để vinh danh một quân đội hào hung anh dũng của miền Nam, những buổi nhạc gây quỹ giúp Thương Phế Binh để tỏ lòng tri ân những người đã hy sinh một phần thân thể mình bảo vệ non sông là một chứng minh hung hồn bản chất nhân bản, đạo đức của người Việt Quốc Gia đối với đồng bào, đồng đội, đồng loại hoàn toàn khác với bản chất vô luân của đảng Cộng Sản phản quốc và vô ơn, tình đồng chí cũng không có, nói gì đến tình đồng bào và đồng loại!
Thu Nga