Bình Luận : Con Đường Bi Đát

Printer-friendly versionPrinter-friendly version
Bình luận
Con Đường Bi Đát
Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã dãy nãy như đĩa phải vôi, cho rằng việc làm của Hoa Kỳ là thiếu khách quan và không phù hợp để tạo thêm phần phát triển quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt.
Chuyện Việt Cộng phản đối khi bị đụng chạm tới việc đàn áp nhân quyền là chuyện chẳng mới lạ gì. Họ luôn luôn nói rằng ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị trong khi những người lên tiếng đòi tự do, dân chủ, nhân quyên, chống Tàu xâm lăng… thì đều bị chúng ghép vào tội “âm mưu lật đổ chế độ”, hay là “lợi dụng tự do báo chí để đánh phá nhà nước”…Những tội danh đều năm trong cái gọi là bộ luật (rừng) hình sự của chúng.
Tuy nhiên hơn ai hết, Cộng Sản đã thấy rõ sự bất mãn, sự phản kháng càng ngày càng mạnh mẽ của dân chúng, nên họ càng ra tay rất nhanh, rất bạo theo chính sách “giết lầm hơn tha lầm”. Chúng kiểm soát, khủng bố cả đời sống lẫn tinh thần của người dân. Những gì chúng nghi ngờ có phản kháng- theo luận điệu của chúng là chúng vội vả dẹp ngay. Mà luận điệu của chúng vì vô cùng ngu ngốc. Như cho tôn giáo là thuốc phiện, là ru ngủ phải tiêu diệt. Đốt bỏ sách vở, bang nhạc mà chúng gọi là đồi trụy; Thế nhưng cái gì bị cấm thì người ta lại say mê nhất quyết không từ bỏ-tôn giáo vẫn sáng niềm tin. Nhạc mà Việt Cộng ghép vào loại đồi truỵ thì người dân từ Nam tới Bắc lại gọi là “nhạc vàng” say mê thưởng thức và càng ngày càng lan tràn nhiều hơn đến bộ cán bộ Việt Cộng cũng mê man nghe. Và bây giờ sau 42 năm bị nhồi sọ người dân không cách nào có thể nuốt trôi những bản nhạc “sắt máu”, tuyên truyền cho chế độ, ngược lại hầu hết đều “thấm nhuần” nhạc vàng bolero
Trong khi đất nước đang rối reng do chính sách mãi quốc cầu vinh của nhà cầm Tàu khựa đã lấn biển, lấn đất, lấn dân, làm ô nhìểm môi trường, biển rừng bị đầu độc, tinh thần yêu tổ quốc của dân đang lên cao độ. Nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra hang tuần, bất chấp sự đàn áp dã man của công an, cảnh sát, lực lượng an ninh, dẹp đám này, đám khác nổi lên; Vẫn chưa hả dận, chúng quay lại thời khi mới chiếm được miền nam là lại dẹp nhạc vàng bolero vì chúng cho đây cũng là một thình thức phản kháng khác của dân chúng.  Đi tới đâu cũng nghe toàn nhạc vàng miền nam như của Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Lam Phương…Đang trong tâm trạng bất an lại tự ti mặc cảm, chúng bèn ra lệnh cấm luôn 5 bản nhạc bolero mà dân chúng từ nam tới bắc đều say mê:  Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Việc ban lệnh cấm những bản nhạc trữ tình với giai điệu nhẹ nhàg dễ thương đầy nhân bản cho thấy nhà cầm quyền đang lo sợ. Cái sợ do tự ti mặc cảm. Dầu bên ngoài chúng ra rả làm như hãnh diện là kẻ thắng cuộc thế nhưng hơn ai hết chúng biết đó chỉ là bề nổi. Kẻ thắng cuộc cảm thấy thua xa  bên thua cuộc về  tính nhân bản, lòng đạo đức, tình người và nhất là nền văn hóa trong sáng mà điển hình là going nhạc vàng trước năm 1975.  Vì đã 42 năm qua, chúng kêu gào hăm dọa, nhồi sọ, dân chúng cũng không them nghe những bản nhạc cách mạng ngô nghê  như : “Đêm qua em mơ thấy Bác Hồ, râu bác dài, tóc bác bạc phơ”, Hay bác Hồ cho em tất cả”, hoặc “ai yêu bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng” v…v…, lớn một chút thì “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Đôi dép bác Hồ”, ngớ ngẩn hơn thì có “Mỗi giòng thư bác sáng ngời niềm tin”,”Thanh Niên làm theo lời bác” v…và v…v….
Những sự cấm cản, những sự phản kháng của nhà nước Cộng Sản chỉ là vô vọng. Dân chúng càng ngày càng can đảm hơn, điển hình là các vị nữ anh thư thời đại, họ xứng đáng là con cháu của bà Trưng, bà Triệu luôn giữ vững tấm lòng sắt son cùng dân tộc. Đàn áp bỏ tù người này, lạỉ có người khác đứng lên. Mẹ Nấm xứng đáng được vinh danh là người phụ nữ can đảm.
Và làm sao cấm được những lời ca nhẹ nhàng êm ái “Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về. Chiến trường anh bước đi” để thay thế cho câu hát tẻ nhạt vô duyên “Đường con đi từ nhà sàn của Bác. Đường con đi bắt đầu từ đây”. Con đường bác đi đã trở thành con đường bi đát của người dân Việt Nam!
Thu Nga